Chương trình OCOP thực sự đã bước sang giai đoạn II khi Quyết định 148/QĐ-TTg có hiệu lực, tuy nhiên có nên triển khai Chu trình OCOP hay không? Hoặc nếu triển khai Chu trình thì nên triển khai như thế nào? là câu hỏi mà nhiều địa phương đang quan tâm.
Trong bối cảnh “chưa sáng tỏ” của Chương trình OCOP, với sự đồng hành cùng và tư vấn của Công ty cổ phần Phát triển Dược Khoa, UBND tỉnh Khánh Hoà đã ban hành kế hoạch số 834/KH-UBND về kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP, trong đó nhấn mạnh các địa phương phải tuân thủ đúng Chu trình OCOP và hướng dẫn cách thực hiện Chu trình.
Vậy tại sao cần tuân thủ đúng Chu trình OCOP ?
Ngày 26/08/2023, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà tổ chức đánh giá và xét chọn Ý tưởng sản phẩm và phương án kinh doanh đăng ký tham gia Chương trình OCOP trên cơ sở Phiếu đánh giá Ý tưởng sản phẩm và Phiếu đánh giá PAKD do Công ty cổ phần Phát triển Dược Khoa tư vấn”
Theo PGS.TS. NGƯT Trần Văn Ơn – “Cha đẻ Chương trình OCOP Việt Nam”, “Chu trình OCOP là một cối xay……”, khi thực hiện đúng chu trình sẽ có các lợi ích sau
1. Lựa chọn đúng sản phẩm và đối tượng tham gia Chương trình OCOP
– Đối tượng Chương trình OCOP là “Các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh” không phải là “Đại gia” hoặc các “doanh nghiệp lớn”
– Sản phẩm OCOP là Các sản phẩm được phát triển từ các yếu tố đặc trưng/thế mạnh/truyền thống/văn hoá của các đối tượng OCOP sản xuất
2. Duy trì và phát triển Chương trình OCOP tại địa phương
– Việc tham gia Chương trình OCOP phải “đi từ dưới lên”, tức là xuất phát từ nguyện vọng của Chủ thể, không bị ép buộc, để Chủ thể được thực hiện đúng theo nguyên tắc của Chương trình OCOP “Tự lực – Tự Tin – Sáng tạo”.
– Việc tham gia Chương trình OCOP không chỉ là lựa chọn các sản phẩm đã có sẵn/đã hoàn thiện tại địa phương mà còn phải quan tâm hỗ trợ các sản phẩm từ “Ý tưởng” (Các sản phẩm “trong đầu” của Chủ thể, chưa có trên thị trường) để hỗ trợ họ hoàn thiện và phát triển sản phẩm.
Nếu làm được như vậy sẽ tạo ra các “Mỏ” sản phẩm OCOP, giúp duy trì và phát triển Chương trình OCOP
3. Phân bổ các chính sách hỗ trợ trong Chương trình OCOP hợp lý, phù hợp với từng Chủ thể
Các Chủ thể OCOP có nhu cầu hỗ trợ khác nhau vì “Nỗi đau” của mỗi cơ sở là khác nhau, ví dụ: Có cơ sở cần hỗ trợ thiết kế bao bì, truy xuất nguồn gốc, công bố chất lượng nhưng có cơ sở lại cần hỗ trợ máy móc hoặc có cơ sở cần hỗ trợ công nghệ để khắc phục các vấn đề sản xuất,… Vì vậy, việc đưa nội dung hỗ trợ vào việc xét chọn Ý tưởng sản phẩm/PAKD của Cơ sở giúp nguồn lực hỗ trợ được “Đúng nội dung, đúng chổ, đúng mục đích
4. Làm thay đổi góc nhìn của Chủ thể đối với Cơ quan quản lý nhà nước
Thực hiện đúng Chu trình OCOP sẽ giúp Chủ thể có góc nhìn tích cực hơn về Cơ quan quản lý nhà nước.