Mục lục
1. Chứng nhận hữu cơ – ORGANIC là gì?
2. Các yêu cầu cơ bản của chứng nhận ORGANIC ở Việt Nam
3. Lợi ích của chứng nhận ORGANIC
4. Tại sao chọn chúng tôi?
1. Chứng nhận hữu cơ – ORGANIC là gì?
Chứng nhận hữu cơ – ORGANIC là chứng nhận được cấp cho sản phẩm để nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ; dựa vào thành phần đạt được bao nhiêu lượng % là hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng theo từng cấp. Đây là chứng nhận nhằm kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của thực phẩm. Mỗi tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ (Chứng nhận USDA, Chứng nhận EU Organic,…) đều có yêu cầu riêng và rất nghiêm ngặt từ nước, giống, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ, thành phần hữu cơ theo quy định…
Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức và tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ của từng quốc gia trên thế giới là khác nhau. Tuy nhiên, luôn hướng đến cân bằng sinh thái nhằm thúc đẩy nuôi trồng, bảo tồn đa dạng sinh học.
Trong sản xuất thực phẩm hữu cơ, theo các tổ chức quy định việc sử dụng một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón tổng hợp phải có trong danh mục cho phép. Bên cạnh đó thực phẩm hữu cơ cũng không được phép xử lý bằng chiếu xạ, dung môi công nghiệp hoặc các chất phụ gia thực phẩm tổng hợp.
2. Các yêu cầu cơ bản của chứng nhận ORGANIC ở Việt Nam
Về đa dạng sinh học
Nông nghiệp hữu cơ khuyến khích các sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi lớn, không chỉ ở cùng trên một đồng ruộng mà kể cả các vùng sinh cảnh phụ cận. Càng nhiều các loài thực vật, động vật và các sinh vật đất khác nhau sống trong hệ thống canh tác thì ở đó càng có nhiều các sinh vật giúp duy trì độ phì của đất và ngăn cản sâu bệnh hại. Tính đa dạng sinh học này sẽ giúp cho môi trường sản xuất hữu cơ có năng lực sản xuất ra những sản phẩm lành mạnh trong một môi trường cân bằng.
Về vùng đệm sản xuất
Mỗi một vùng sản xuất hữu cơ phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm các hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ ruộng bên cạnh.
Về sản xuất song song
Để tránh sự lẫn tạp, hay dịch bệnh giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ. Tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm.
Về hạt giống và vật liệu trồng trọt
Lý tưởng nhất là tất cả các hạt giống, cây con đều là hữu cơ, không có mầm dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chưa có hạt giống và cây con hữu cơ.
Về các vật liệu biến đổi gen
Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro lớn tới sức khỏe và môi trường. Vì vậy, mặc dù những công nghệ phát triển mang tính khoa học cao đôi khi cũng không được chấp nhận nếu không thể dự đoán trước được những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất chúng.
Về các đầu vào hữu cơ
Trong tiêu chuẩn PGS sẽ định hướng những loại đầu vào có thể được sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Chú ý rằng không phải tất cả các sản phẩm trên thị trường có tên gọi “hữu cơ” hay “sinh học” đều được phép sử dụng trong canh tác hữu cơ bởi chúng có thể vẫn chứa hóa chất hoặc cách thức sản xuất ra chúng không theo các nguyên tắc hữu cơ (bằng cách sử dụng các chất biến đổi gen GMOs chẳng hạn). Vì thế, nông dân luôn phải kiểm tra theo tiêu chuẩn PGS trước khi đưa vào sử dụng một sản phẩm mới cho sản xuất hữu cơ.
3. Lợi ích của chứng nhận ORGANIC
– Tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người sử dụng
– Tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ
– Tạo ra cơ hội xuất khẩu thực phẩm hữu cơ
4. Tại sao chọn chúng tôi?
DKD cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận hữu cơ – ORGANIC, cam kết chứng nhận hữu cơ được đánh giá, cấp và giám sát bởi đơn vị chứng nhận uy tín, có đủ chức năng đánh giá, chứng nhận.