Phát triển dược liệu theo mô hình liên kết “4 nhà” tại tỉnh Yên Bái

Mục lục

Là đơn vị xuất phát điểm từ những nhà khoa học của Trường đại học Dược Hà Nội, đồng thời với kinh nghiệm trực tiếp triển khai thành công nhiều dự án phát triển sản phẩm từ cộng đồng, đặc biệt là các sản phẩm xuất phát từ tri thức bản địa của người Dao đỏ Sapa, Dao áo dài Hà Giang,… DK Development tiếp tục được nhiều địa phương tin tưởng và mời tham gia vào các dự án phát triển dược liệu và sản phẩm nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

Xã Đại Sơn thuộc huyện Văn Yên, là nơi nằm trong vùng “rốn” Quế của tỉnh Yên Bái với diện tích trên 3.500 ha trồng Quế tuổi từ 1-20 tuổi. Đây cũng là một trong 8 xã được cấp chỉ dẫn địa lý về cây Quế. Đặc biệt, cây Quế đã gắn với người Dao đỏ địa phương trên 200 năm nay, được sử dụng trong văn hoá đời sống, chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là trong kinh nghiệm y học lâu đời trong các bài tắm lá thuốc cho phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy,… Tuy nhiên, do những bấp bênh và biến đổi không ngừng của thị trương, giá trị kinh tế mang lại cho người dân vẫn chưa đáp ứng được đúng theo giá trị và tiềm năng vốn có của cây Quế. Từ những thực tiễn trên, chính quyền địa phương đã mời các BM Thực vật Trường ĐH Dược Hà Nội và DK Development tham gia vào dự án phát triển dược liệu tại địa phương nhằm gia tăng giá trị bền vững theo chuỗi từ cây Quế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.

Ngày 13/01/2021, tại UBND xã Đại Sơn đã diễn ra Hội nghị khởi động công tác phát triển dược liệu của xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025. Đây là dự án theo mô hình liên kết “4 nhà” với sự tham dự của các bên: – UBND xã Đại Sơn – Đại diện Nhà Quản lý – HTX Bình An – Đại diện Nhà Nông – BM Thực vật trường ĐH Dược Hà Nội – Đại diện nhà Khoa học – Công ty cổ phần Phát triển Dược Khoa – Đại diện Nhà Doanh nghiệp. Mục tiêu chính của Hội nghị: – Giới thiệu khái quát các quan điểm khoa học về việc khai thác và phát triển sản phẩm từ tài nguyên cây thuốc của địa phương và xây dựng vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn Organic/GACP. – Giới thiệu xu hướng phát triển hợp tác xã hội cộng đồng trong lĩnh vực phát triển dược liệu. – Ký kết thoả thuận hợp tác giữa các bên trong công tác phát triển dược liệu tại địa phương giai đoạn 2021-2025.

Tại Hội nghị, các bên cùng trình bày, trao đổi và thảo luận về tình hình thực trạng của địa phương trong công tác trồng và phát triển dược liệu; Phát triển sản phẩm chăm sóc sức khoẻ từ tri thức bản địa của cộng đồng; Các tiêu chuẩn xây dựng vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP/Organic; Bài học kinh nghiệm từ hoạt động của HTX cộng đồng trong công tác phát triển dược liệu. Từ đó lên phương án và kế hoạch phát triển dược liệu, đặc biệt là cây Quế theo mô hình liên kết “4 nhà”, tạo chuỗi giá trị bền vững và gia tăng giá trị, thu nhập cho người dân địa phương. Cuối Hội nghị, các bên đã cùng đồng thuận và ký kết thoả thuận hợp tác phát triển dược liệu trong giai đoạn 2021-2025.

Facebook
Pinterest
Twitter

Bài viết mới nhất