Chương trình OCOP là gì?

Mục lục

OCOP là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và giá trị gia tăng. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển các sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp, phi nông nghiệp có lợi thế của từng địa phương theo chuỗi giá trị, do thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và doanh nghiệp dẫn dắt kinh tế tập thể.

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý, cơ chế chính sách để tổ chức thực hiện; định hướng quy hoạch sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

Mục lục:

1. OCOP là gì?

2. Mục tiêu của Chương trình OCOP Việt Nam

1. OCOP là gì?

OCOP là chương trình phát triển tiềm lực tại các địa phương, tạo ra các sản phẩm truyền thống đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước cũng như nâng cao đời sống người dân. 

OCOP là tên viết tắt của cụm từ “One Commune One Product” được hiểu là “Mỗi xã một sản phẩm”. Hiện nay, OCOP đã có mặt hơn 40 quốc gia trong đó có Việt Nam học tập, triển khai thành công và đạt được nhiều thành tựu to lớn từ chương trình này.

2. Mục tiêu của chương trình OCOP Việt Nam

a) Mục tiêu tổng quát:

– Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ truyền thống đạt tiêu chuẩn, có lợi thế cạnh tranh. cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

– Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

– Thông qua phát triển sản xuất ở nông thôn góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế di dân ra thành phố), bảo vệ môi trường và giữ gìn các giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

b) Mục tiêu cụ thể:

– Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP đồng bộ từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã);

– Ban hành bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp loại sản phẩm;

– Ban hành và áp dụng đồng bộ các chính sách để triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP trên phạm vi cả nước;

– Chuẩn hóa tối thiểu 50% sản phẩm hiện có, tương đương khoảng 2.400 sản phẩm; củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp;

– Thực hiện từ 8 đến 10 mô hình làng văn hóa du lịch;

– Triển khai xây dựng Trung tâm phát triển sản phẩm OCOP và thiết kế sáng tạo gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các địa bàn đủ điều kiện;

– Củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP;

– Phấn đấu phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP;

– Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP;

– Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất kinh doanh cho khoảng 1.200 cán bộ quản lý nhà nước (cấp Trung ương, tỉnh, huyện) triển khai Chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình OCOP.

Facebook
Pinterest
Twitter

Bài viết mới nhất