Cây Gừng tía trong văn hoá thảo dược người Giáy

Mục lục

Cộng đồng người Giáy phân bố nhiều nơi trên cả nước nhưng tập trung đông nhất ở Lào Cai, trong đó xã Mường Vi, huyện Bát Xát có nhiều bản làng của người Giáy sinh sống. Trải qua nhiều năm, cuộc sống đã thay đổi nhiều nhưng họ vẫn gìn giữ được nhiều nét văn hoá đặc sắc như các lễ hội, nghi thức, văn hoá ẩm thực, y học dân tộc,…

Trước kia cuộc sống tại đây khá khó khăn, người dân thường xuyên phải đi rừng, làm rẫy nên không tránh khỏi những tổn thương về cơ xương khớp như bong gân, bầm tím, nhức mỏi, hoặc những ngày vất vả phơi nắng trên nương rẫy khiến làn da bỏng rát,… Vì thế, những thầy lang ở đây đã có riêng những bài thuốc để chăm sóc sức khoẻ cho người dân trong bản làng, trong đó, họ sử dụng củ Gừng tía với nhiều lợi ích bất ngờ.

Gừng tía hay còn được người dân nơi đây gọi là gừng núi, gừng dại là cây thuốc mọc tự nhiên trong nhiều cánh rừng. Các thầy lang có nhiều cách sử dụng Gừng tía, có thể thái lát tươi/khô rồi ngâm rượu làm cồn xoa bóp chỗ đau, giã củ tươi ra đắp trực tiếp,… Phụ nữ người Giáy còn biết sử dụng Gừng tía trong làm đẹp như ngâm với mật ong hoặc trộn với dầu tía tô trắng để dưỡng da, đặc biệt là phục hồi da sau khi đi nắng về. Làn da của những người phụ nữ ở đây lúc nào cũng khoẻ mạnh, căng bóng và hồng hào.

Trước đây họ thường phải đi rừng lấy củ về làm thuốc nhưng giờ đây Gừng tía đã được đem về trồng gần nhà hơn. Cây sau 2 năm trồng trở lên mới cho thu hoạch nhưng vì là cây có nguồn gốc mọc tự nhiên nên không kén đất, không tốn nhiều công chăm sóc, bón phân và còn có thể tận dụng nhiều khoảng đất để trồng, kể cả dưới tán cây khác.
Nhu cầu sử dụng Gừng tía ngày càng lớn khi những sản phẩm chăm sóc cơ thể từ loại cây này ngày càng đa dạng và phát triển hơn. Hơn nữa, tinh dầu Gừng tía còn mang lại tiềm năng xuất khẩu lớn khi DK Herb đã liên kết xuất khẩu sang Thái Lan và được thị trường nước này chấp nhận và dùng tương tự như loại dầu Plai oil trong massage trị liệu của họ. Hiện nay, DK Herb đã liên kết vùng trồng tại đây với diện tích trồng hàng chục hecta để sản xuất tinh dầu.

Từ một cây mọc hoang trên rừng và quen thuộc qua những bài thuốc dân gian, giờ đây Gừng tía đã trở thành một cây gần gũi hơn, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn cho cuộc sống của cộng đồng người Giáy nơi đây.

Facebook
Pinterest
Twitter

Bài viết mới nhất