1. Đề án là gì
Đề án là văn bản đề xuất những nội dung, hình thức, phương pháp hành động có mục tiêu phù hợp với điều kiện cụ thể của tổ chức để thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nào đó trong tương lai. Sau khi đề án được phê duyệt, các nhà tổ chức sẽ hình thành những chương trình, dự án hay đề tài để hiện thực hóa mục tiêu đề án
2. Tầm quan trọng của xây dựng đề án cho chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP ở từng địa phương
Xây dựng đề án từng địa phương cho Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP) là một hoạt động cần thiết để có một kế hoạch cụ thể và hệ thống để thực hiện mục tiêu nhất định. Bởi lẽ:
– Đề án đảm bảo các hoạt động được tổ chức một cách hợp lý, nguồn lực được sử dụng hiệu quả
– Cung cấp một khung thời gian và sự hướng dẫn để giúp các bên liên quan hoàn thành công việc theo đúng tiến độ và đạt được kết quả mong đợi.
– Quản lý, đánh giá hiệu quả thực hiện
– Mỗi địa phương có đề án riêng giúp đảm bảo thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia chung mà vẫn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Tại mục a, khoản 2, điều 2 tại Quyết định số 919/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 – 2025 có viết:
“… – Căn cứ nội dung Chương trình OCOP được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tùy điều kiện, đặc điểm cụ thể, chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.
– Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP phù hợp với nội dung, định mức hỗ trợ của trung ương và điều kiện thực tế của địa phương.”
3. Hướng dẫn xây dựng đề án hoàn chỉnh cho chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP
Xác định mục tiêu
Xác định rõ mục tiêu và kết quả mong muốn của đề án là bước đầu tiên trong xây dựng. Trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm, mục tiêu đề án vừa phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ chung vừa phải phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Phân rõ mục tiêu nào là mục tiêu chính, mục tiêu nào là mục tiêu phụ để đạt được mục tiêu chính. Mục tiêu chính định hình mục đích chung và kết quả cần đạt được, trong khi mục tiêu phụ cung cấp các hướng dẫn chi tiết và cụ thể để đạt được mục tiêu chính. Từ đó, cung cấp hướng dẫn và mục tiêu rõ ràng cho các hoạt động và biện pháp trong đề án.
Ví dụ mục tiêu chính là: Tăng cường sản xuất và tiếp cận thị trường cho các sản phẩm OCOP của từng xã.
Thì mục tiêu phụ là: Xây dựng hệ thống cung ứng nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển chiến lược marketing và tiếp thị.
Thu thập thông tin
Tiến hành cuộc khảo sát và phỏng vấn các bên liên quan như người dân địa phương, doanh nghiệp, các cơ quan chức năng, và các đối tác tiềm năng. Các cuộc khảo sát giúp hiểu rõ hơn về hiện trạng cùng như các vấn đề, nhu cầu và mong muốn của các bên liên quan
Thông tin thu thập được sẽ cung cấp căn cứ, dữ liệu thực tế để xây dựng đề án như nhu cầu thị trường, tiềm năng kinh doanh, sự cạnh tranh, và các yếu tố khác có liên quan đến Chương trình OCOP,… Bên cạnh đó, thông tin từ các cuộc khảo sát cũng góp phần quan trọng trong định hình và đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn.
Phân tích, tổng hợp
Các thông tin thu thập từ các cuộc khảo sát tồn tại ở nhiều dạng nội dung khác nhau, có các ý kiến mang tính chủ quan của từng cá nhân. Đồng thời, các thông tin khảo sát được thu thập bởi nhiều cá nhân khác nhau. Vì vậy, hoạt động phân tích, tổng hợp giúp tổng hợp tất cả các thông tin trong buổi khảo sát, phân tích xác định tính đúng đắn từng nội dung và đưa ra nhận xét khách quan nhất về hiện trạng.
Xây dựng nội dung
Sau khi có được nguồn thông tin, có thể xây dựng nội dung cụ thể trong đề án theo hướng như sau:
– Xác định các hoạt động cụ thể và các biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu của đề án.
– Thiết lập kế hoạch chi tiết về quản lý dự án, quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng, tiếp thị, và phân phối sản phẩm OCOP.
– Xác định các chỉ số và tiêu chí để đo lường hiệu quả và tiến độ thực hiện của đề án.
Lập dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách giúp đánh giá chi phí dự kiến cho mỗi hoạt động trong đề án, bao gồm các khoản như:
– Hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm
– Hỗ trợ xúc tiến thương mại
– Hỗ trợ xây dựng điểm bán hàng
…
Quản lý rủi ro và khắc phục
Xác định các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai đề án và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến thành công của dự án.
Phân tích nguyên nhân và tác động của các rủi ro và đề xuất biện pháp phòng ngừa và xử lý để giảm thiểu tác động của chúng.
Đảm bảo sự linh hoạt và khả năng thích ứng của đề án trong trường hợp các rủi ro xảy ra.
Đánh giá hiệu quả triển khai
Thiết lập các chỉ số và tiêu chí để đánh giá hiệu quả và thành công của đề án.
Đánh giá kết quả và hiệu quả của đề án sau khi hoàn thành để xác định các điểm mạnh và yếu và rút ra bài học kinh nghiệm.
Dựa trên đánh giá, điều chỉnh và cải tiến đề án để nâng cao hiệu quả và đạt được kết quả tốt hơn trong các đề án và kế hoạch tương lai.
4. Tại sao lựa chọn Công ty Cổ phần phát triển Dược Khoa làm đơn vị tư vấn xây dựng đề án cho Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
Công ty Cổ phần Phát triển Dược khoa (DKD) là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tư vấn các hoạt động liên quan đến Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). DKD cũng là đơn vị tư vấn đầu tiên cho Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới trong xây dựng Đề án Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm. Đây là căn cứ để Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 490/2018/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” sau này.
Ngoài ra, công ty còn là đơn vị tư vấn, xây dựng nhiều dự án tại các tỉnh như Quảng Ninh, Quảng Nam, Nam Định, Vĩnh Phúc,…Qua các dự án đã thực hiện, công ty có hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc trong xây dựng đề án/ kê hoạch, triển khai chương trình OCOP, vận hành chu trình OCOP, hoàn thiện sản phẩm OCOP, định vị thị trường,…
Bên cạnh đó, DKD còn sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực liên quan đến OCOP như tập huấn đào tạo OCOP, tư vấn phát triển sản phẩm OCOP, tư vấn chuỗi giá trị,…
Với những thành công qua nhiều dự án và nhận được nhiều tín nhiệm từ khách hàng cũ, đội ngũ nhân sự giầu kinh nghiệm, DKD luôn tự tin có thể tư vấn, hỗ trợ và mang đến dịch vụ tốt nhất cho các đơn vị, khách hàng.
Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline (zalo) 0866.686.086 hoặc 0392.898.724 để được tư vấn miễn phí 24/7. Bạn cũng có thể gửi yêu cầu về địa chỉ: Info@Dkdev.vn, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang lại giải pháp hữu ích và phù hợp nhất với từng yêu cầu.