Tư vấn chương trình OCOP

Sự cần thiết của Chương trình OCOP


Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, nền kinh tế nông thôn sẽ ngày càng gặp nhiều thách thức nếu không bắt kịp xu hướng và tìm ra được lợi thế cạnh tranh so với những loại hàng hóa Trung Quốc giá rẻ hay hàng tiêu dùng Thái Lan đang tràn ngập thị trường hiện nay. Việt Nam đang sẵn có rất nhiều lợi thế từ vùng nông thôn như: có các đặc sản, sản vật địa phương (cây trồng, vật nuôi, văn hóa, du lịch,...), các tri thức truyền thồng,... Từ đây có thể tạo ra hàng nghìn sản phẩm từ vùng nông thôn.
Tuy sẵn có nhiều lợi thế, nhưng cách làm từ trước đến nay vẫn chưa thực sự đúng hướng như sản xuất theo phong trào, sản phẩm chưa đạt yêu cầu của thị trường nên thường dẫn đến "vỡ trận", sản phẩm không tìm được đầu ra.


Vậy OCOP là gì và sẽ mang đến cho người nông dân giải pháp gì để thay thói quen từ trước đến nay ?
Trung tâm của chương trình OCOP là Sản phẩmDịch vụ
Chủ thể thực hiện là các tổ chức kinh tế tại cộng đồng, ưu tiên các loại hình tổ chức có sự sự góp vốn rộng rãi như: Hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty TNHH nhiều thành viên,...
Xương sống của OCOP là “Chu trình OCOP thường niên", được thực hiện liên tục, lặp đi lặp lại hằng năm. Theo Chu trình này:
(i) Các sản phẩm phải do người dân đề xuất mà không phải là chỉ định của cán bộ hay cơ quan hành chính nhà nước;
(ii) Dựa trên đề xuất của người dân, Nhà nước hỗ trợ một cách toàn diện, dựa trên các nguồn lực sẵn có, chủ yếu từ Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới;
(iii) Các sản phẩm tham gia Chương trình bắt buộc phải được chấm điểm và phân hạng theo tiêu chí, từ đó;
(iv) Được hỗ trợ xúc tiến thương mại.

Hiệu quả và Ý nghĩa của chương trình OCOP


Hiệu quả kinh tế:
- Tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cấp cộng đồng trên phạm vi toàn quốc, từ đó tạo nền tảng để phát triển, câng cấp thành sản phẩm cấp tỉnh và cấp quốc gia.
- Tạo ra các tổ chức kinh tế OCOP, dưới dạng các HTX, SMEs, tổ hợp tác sản xuất, hộ gia đình đăng ký kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển HTX và quốc gia khởi nghiệp.
- Tạo ra luồng đầu tư của cộng đồng thông qua phát triển sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP.
Hiệu quả xã hội:
- Tạo ra công ăn việc làm khu vực nông thôn, từ đó giảm dần luồng di cư từ nông thôn ra thành thị, giúp thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và đô thị.
- Thông qua việc góp vốn hình thành các HTX, SMEs, Chương trình OCOP làm cho một bộ phận lớn dân cư các cộng đồng ở vùng nông thôn trở thành chủ nhân của quá trình phát triển kinh tế, từ đó tạo ra lợi ích kép cho cộng đồng bằng việc được quyết định các quá trình trong sản xuất, phân phối lợi nhuận.
Contact Me on Zalo
0369 934 069